Thursday, August 17, 2017

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Gắn chỉ tiêu với cơ chế đặt hàng đào tạo sư phạm




Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ GD&ĐT bàn thảo tìm giải pháp cho ngành sư phạm


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ GD&ĐT bàn thảo tìm giải pháp cho ngành sư phạm


Siết chặt chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm


Nhiều vấn đề nóng trong ngành sư phạm như điểm chuẩn đầu vào của nhiều trường cao đẳng sư phạm thấp, nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết số giáo viên dư thừa, số sinh viên sư phạm đang đào tạo ra trường có việc làm như thế nào, quy hoạch các trường sư phạm, chế độ chính sách với giáo viên... là những vấn đề trọng tâm của cuộc họp.


Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết giải pháp mà Bộ GD&ĐT đưa ra với ngành sư phạm trước mắt là thực hiện rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đang đào tạo, khảo sát nhu cầu sử dụng tại các địa phương, mức độ thừa/thiếu giáo viên các cấp bậc học; ngành không đảm bảo chất lượng, ngành dư thừa phải dừng đào tạo.


Đặc biệt, sẽ khắc phục ngay tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Những ngành đủ điều kiện, các địa phương còn nhu cầu tuyển dụng, cần ưu tiên đầu tư để nâng cao chất lượng.


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, Bộ sẽ quyết liệt hơn trong đánh giá nhu cầu thực tế giáo viên bám sát vào từng môn học từng yêu cầu của chương trình, tính đến đổi mới giáo dục phổ thông. Từ đó, xác định cần bao nhiêu giáo viên đào tạo mới và chỉ đào tạo số thiếu.


Với trách nhiệm quản lý chất lượng toàn ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ siết chặt chỉ tiêu trên toàn quốc để đảm bảo cung - cầu thực sự hợp lý. Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và đảm bảo chất lượng.


Chuyển đổi giáo viên dư thừa sang công việc phù hợp


Giải bài toán dư thừa giáo viên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, một mặt siết chặt chỉ tiêu đầu vào, một mặt giải quyết những vấn đề giáo viên đang tồn đọng, dôi dư chưa có công ăn việc làm.


"Trong 1-2 năm tới đây, nhiệm vụ giải quyết vấn đề giáo viên dôi dư, không có việc làm là quan trọng nhất. Tuy nhiên, ngoài vai trò trực tiếp của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ không thể không kể đến vai trò quan trọng của các địa phương" - ông Nhạ nhấn mạnh.


Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chuyển đổi đào tạo mới sang củng cố, đào tạo giáo viên hiện có (hơn 1 triệu giáo viên) để giáo viên có thêm thực tiễn, thậm chí có thêm thu nhập. Các địa phương sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT để đào tạo lại giáo viên.


Bộ trưởng Nhạ thừa nhận, thực tế số lượng giáo sinh tốt nghiệp nhiều năm qua rất nhiều. Trong đó có một số đang xếp hàng làm hợp đồng, một số làm không đúng nghề cuộc sống khó khăn.


"Dù sao phông đào tạo tốt nghiệp các trường sư phạm cũng hết sức căn bản, bây giờ Bộ sẽ chỉ đạo các trường sư phạm và các trường có ngành liên quan phối hợp để có chuyển đổi. Đặc biệt là các ngành rất cần nhân lực ví dụ như công nghệ thông tin, du lịch… Để khi giáo sinh tốt nghiệp bằng sư phạm chỉ cần bổ túc các tín chỉ để có thể đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực khác nhằm tạo thuận lợi cho người học. Bộ sẽ làm việc với các hiệp hội về CNTT hay du lịch để có phương thức đào tạo thông qua mạng. " - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.


Bộ trưởng Nhạ cho rằng, chúng ta chấp nhận một giai đoạn để giải quyết lãng phí nhân lực sư phạm. Đối với giáo viên đang trong diện biên chế nhưng thừa trong quy hoạch, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, sẽ chỉ đạo các trường đại học, cơ sở giáo dục phối hợp với trường ĐH, CĐ địa phương có một chương trình bồi dưỡng theo hướng cố gắng sử dụng số cán bộ đang trong diện biên chế nhưng thừa trong quy hoạch của Bộ để có chuyển đổi, có công việc phù hợp. Đây là giải pháp cấp bách hiệu quả để giải quyết căn bản thừa - thiếu giáo viên trong phạm vi địa phương.


Bên cạnh đó, Bộ xin đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các trường CĐ, ĐH địa phương tập trung vào đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có trên cơ sở chuẩn/ các chương trình đạt chuẩn mà các trường đại học lớn đã thống nhất và được Bộ phê duyệt.


Với các trường Sư phạm trước mắt giảm mạnh đầu tư mới mà dành nguồn lực để thầy cô tập trung xây dựng SGK, bồi dưỡng giáo viên các địa phương đạt chuẩn, cùng các trường địa phương tham gia đào tạo bồi dưỡng chuẩn...




Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu


Với cơ chế tuyển chọn, chế độ giáo viên, Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ sẽ ngồi với nhau để rà soát thật kỹ những bất cập trong điều kiện hiện tại, hai bộ sẽ tính toán, đề xuất cơ chế tuyển chọn, chế độ chính sách, sau đó báo cáo Chính phủ để có quyết định thực sự căn cơ chứ không đi sửa đổi từng thông tư.


Bộ trưởng Nhạ kiến nghị, Chính phủ đẩy nhanh thực hiện sáp nhập những trường cao đẳng sư phạm yếu kém hoặc giải thể hoặc làm vệ tinh trở thành trung tâm đào tạo chứ không được phép đào tạo giáo viên mới.


"Bộ GD&ĐT cam kết thực hiện những nhiệm vụ này một cách quyết liệt và căn cơ" - Bộ trưởng Nhạ nói


Bộ GD& ĐT chưa đánh giá chính xác được nhu cầu nhân lực trong ngành sư phạm


Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đào tạo giáo viên là yếu tố quyết định sự thành – bại của ngành Giáo dục. Nhất là khi chúng ta thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, ngay trong Chương trình Hành động cũng đã khẳng định giáo viên là yếu tố quyết định kết quả.


Về nguyên nhân câu chuyện đầu vào ngành sư phạm một số trường ĐH,CĐ thấp trong kỳ tuyển sinh 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không phải tất cả chất lượng đào tạo sư phạm kém, mà chủ yếu là ngành sư phạm ra trường khó xin việc. Bên cạnh đó, ở nhiều trường phổ thông, giáo viên vào hợp đồng nhưng đợi lâu năm không có biên chế. Một số địa phương, khi siết chặt biên chế, hàng loạt giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.


Chúng ta nhìn nhận thực trạng đầu vào cao – thấp giữa các ngành không phải do chất lượng mà do yêu cầu đầu ra của xã hội. Ngành nào đào tạo ra mà có việc làm ngay, lương cao lại có biên chế thì đương nhiên nhiều người đăng ký vào và điểm chuẩn vào cũng cao.


"Khi đã thống nhất quan điểm đầu ra đảm bảo là yếu tố quyết định thì chúng ta phải nhìn vào thực tế thiếu sót là Bộ GD&ĐT chưa đánh giá được chính xác nhu cầu nhân lực trong ngành sư phạm. Cho nên có hiện tượng thừa - thiếu giáo viên cục bộ như đã đề cập" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Phó Thủ tướng Đam cho rằng cần phải đánh giá rất chính xác vấn đề này. "Không thể nói đào tạo tốt, dạy tốt mà lại thiếu giáo viên. Cũng như không thể bắt giáo viên Văn Sang dạy Toán, không thể bắt ngay giáo viên cấp trên xuống dậy cấp dưới mà không có đào tạo gì".



Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam


Phó Thủ tướng Đam cho rằng, xét yêu cầu chỉ tiêu không phải đánh giá sát vào biên chế mà là biên chế của từng cấp, từng môn, từng nơi. Đồng thời, thống kê lại số giáo viên có thể chuyển đổi được để bồi dưỡng chuyển đổi.


Sắp tới, chúng ta xem xét toàn bộ hệ thống, số biên chế và năng lực đào tạo để nâng dần trình độ giáo viên theo chuẩn mới. Đây là đánh giá tổng thể. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ giáo dục làm việc với các tỉnh để thống kê, phân tích dữ liệu.


Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục phải có đợt kiểm định, đánh giá mặt bằng các trường sư phạm ở các địa phương. Có những địa phương có rất nhiều trường sư phạm, chúng ta phải xem xét chất lượng các trường và nhu cầu thực tế từ đó định hướng quy hoạch phù hợp. Hướng tới ngành Giáo dục có một vài trường rất trọng điểm, giúp các trường này liên kết, kết hợp thậm chí mở chi nhánh xuống các địa phương để đảm bảo chất lượng đào tạo sư phạm.


Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT vào cuộc tích cực, làm việc với các trường đại học chất lượng để thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ.


"Năm nay, dứt khoát phải làm việc này. Nó sẽ liên quan đến câu chuyện chi phí đào tạo, từ đó tạo ra khuôn mẫu, mặt bằng để các trường khác làm theo, giải quyết dần được những câu chuyện bất cập" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Bộ cũng cần đưa ra chương trình, quy định có tính đặc cách đối với một số ngành “nóng” đang cần lao động như du lịch, công nghệ thông tin có thể đào tạo chuyển tiếp những cử nhân ngành sư phạm. Từ đó, “một công đôi việc” giải quyết nhu cầu nhân lực ngành thừa – ngành thiếu.


"Tôi tin rằng chủ trương này sẽ được xã hội hiểu. Nếu chúng ta làm tốt, đặc biệt việc đánh giá chất lượng từng trường, từng nơi gắn với chỉ tiêu và cơ chế đặt hàng thì mọi vấn đề bất cập như chuẩn đầu vào và thất nghiệp đầu ra sẽ được giải quyết".


Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh Bộ Phùng Xuân Nhạ đã cam kết quyết liệt giải quyết các nhiệm vụ của ngành giáo dục đang tồn đọng.


Phó Thủ tướng lưu ý rằng, khi đã thống nhất nguyên tắc thì Bộ GD&ĐT phải có hướng dẫn cụ thể để toàn ngành triển khai, tránh phía dưới loay hoay rồi làm qua loa để tồn tại.


Thống kê của Bộ GD&ĐT về mức độ thừa/thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học như sau:


STT


Bậc học


Dôi dư


Thiếu


1


Mầm non


0


32.641


2


Tiểu học


3.194


7.824


3


THCS


21.005


2.799


4


THPT


2.551


1894


5.


Tổng số


26.750


45.058


Hồng Hạnh - Lệ Thu



Tag :, , , , , ,

No comments:

Post a Comment